Quy Trình Nhập Khẩu Chi Tiết Hàng Hóa Về Việt Nam

Tùy vào từng loại hàng hóa, loại hình mà thủ tục nhập khẩu hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, quy trình nhập khẩu nói chung không khác biệt lớn. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, dvxnksg.com sẽ giúp bạn tìm hiểu trong bài viết sau.

Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa trọn gói

Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam và tiến hành tìm kiếm nguồn hàng từ nước ngoài. khi tìm kiếm được nguồn hàng thỏa mãn về chất lượng, giá cả…. của mình, doanh nghiệp tiến hành liên hệ và đàm phán với đối tác. Từ đây, quá trình nhập khẩu hàng hóa bắt đầu. Về quy trình nhập khẩu nói chung gồm một số bước cơ bản như sau:

Bước 1: Ký hợp đồng ngoại thương

Doanh nghiệp tiến hành liên hệ và đàm phán với đối tác xuất khẩu về các thỏa thuận chất lượng hàng hóa, giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, thời hạn thanh toán, đền bù sai phạm,… Qua đó, hai bên ký kết hợp đồng ngoại thương.

Bên bán có trách nhiệm thực hiện chuẩn bị và đóng gói hàng hóa, chuẩn bị các chứng từ yêu cầu trong hợp đồng như: bộ chứng từ xuất nhập khẩu, C/O, chứng nhận chất lượng,…

Hai bên tiếp tục thức hiện các thủ tục tùy từng điều kiện giao hàng (Incoterm), điều kiện thanh toán.

Estate Sale Contract Template Elegant Sales Contract Template Contract Templates | Contract template, Word template, Contract

Bước 2: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ

Thông thường, chứng từ sẽ được gửi trước bản nháp cho bên nhập khẩu để kiểm tra và xác nhận. Khi đó, nhà xuất khẩu cần kiểm tra kỹ bộ chứng từ nhập khẩu bởi các chứng từ này rất cần thiết trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu và lấy hàng tại Việt Nam.

Chứng từ chính thức có thể được gửi bản gốc tới nhà nhập khẩu hoặc không, thay thế bằng chứng từ điện tử tùy từng trường hợp và điều kiện giao hàng, thanh toán. Người nhập khẩu cần kiểm tra lại chứng từ một lần nữa trước khi hàng hóa đến để tránh mất thời gian và chi phí trong trường hợp chứng từ có sai sót.

Hải Phát, Sơn Kim... vào danh sách 42 DN bị kiểm tra chuyên ngành của Tổng

 

Bước 3: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Theo quy định xuất nhập khẩu của Việt Nam, đối với một số mặt hàng, người nhập khẩu cần làm các kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa như kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm,…

Người nhập khẩu cần chủ động tìm hiểu và tuân thủ các quy định hiện thời về hàng hóa chuẩn bị nhập khẩu để quá trình thông quan và nhập khẩu hàng hóa tiết kiệm được thời gian và chi phí liên quan.

Danh mục hàng hóa theo mã HS kiểm tra chuyên ngành BNNPTNT - Thông quan hàng hoá

Bước 4: Làm thủ tục hải quan

Khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, người nhập khẩu phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho một bên khác làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật. Quy trình làm thủ tục hải quan gồm một số bước chung sau:

Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan 2014.

Bước 2: Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

Bước 3: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Dịch vụ làm thủ tục hải quan trọn gói

Bước 5: Làm thủ tục lấy lệnh giao hàng (D/O)

Tùy theo điều kiện giao hàng, bên nhập khẩu cần liên hệ hãng tàu hoặc Fwd vận chuyển hàng hóa về Việt Nam hoặc liên hệ với FWD được chỉ định để làm thủ tục lấy lệnh giao hàng (D/O).

Thông thường trước khi hàng đến, hãng tàu/Fwd gửi một thông báo hàng đến cho nhà nhập khẩu để thông báo về kế hoạch hàng đến và các chi phí cần thanh toán để nhận hàng. ( Nếu điều kiện thanh toán là L/C hoặc DP, nhà nhập khẩu cần liên hệ ngân hàng làm thủ tục cần thiết)

Dịch vụ vận tải quốc tế

 

Đẻ ra đủ loại phụ thu, các hãng tàu ngoại “ăn dày” trên lưng chủ hàng Việt | Tin nhanh chứng khoán

 

Bước 6: Làm thủ tục lấy hàng

Sau khi làm thủ tục hải quan và có lệnh giao hàng (D/O). Người nhập khẩu tiến hành làm các thủ tục lấy hàng tại kho, cảng, sân nay nơi hàng hóa đang được đặt.

Dịch vụ vận tải nội địa

 

 

 

 

Chúc bạn đọc có được thông tin hữu ích.

Thông tin trên được tổng hợp trên internet và theo kinh nghiệm của tác giả. Mọi đóng góp, góp ý xin liên hệ : Thông Tin Liên Hệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *